Tình hình giá điện châu Âu

    204

    Tiền điện ở London cao gấp đôi Tokyo.

     

    Giá điện tăng mạnh do cuộc khủng hoảng năng lượng bắt nguồn từ châu Âu cùng với tự do hóa thị trường điện nên ở Anh và một số các nước khác các nhà bán lẻ điện lần lượt phá sản. So với châu Âu thì mức tăng giá khí đốt tự nhiên và mức tăng giá điện của Nhật Bản vẫn còn tương đối nhỏ.

     

    So sánh giá điện hộ gia đình tại các thành phố lớn của châu Âu và Tokyo vào tháng 2 năm nay, London có giá điện cao nhất châu Âu, cao gấp đôi so với Tokyo. Giá điện ở Copenhagen và Brussels cũng vượt quá 40 xu euro (khoảng 55 yên) cho mỗi kilowatt giờ (kWh).

     

    Theo ước tính của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản, vào tháng 3 năm nay giá cung cấp cho người tiêu dùng trong khu vực quản lý của TEPCO nếu dùng ở mức điện áp cao từ 6000volt trở lên tăng từ 36,47 yên đến 38,89 yên.

     

    Mặc dù đây chưa phải là cách thống kê dựa trên cùng một tiêu chuẩn, mới chỉ là con số tạm tính, nhưng tỷ lệ tăng giá điện tại các hộ gia đình ở các nước thành viên của Liên minh Châu Âu (EU) trong nửa cuối năm 2020: ở Rome là 77%, ở Brussels là 60%, ở Copenhagen là 53%,ở Madrid là 36%, ở Berlin là 33%, ở Paris là 22%.

     

    Nhiều chính phủ châu Âu đã thực hiện các biện pháp giảm thuế và trợ cấp để kiềm chế tăng giá điện, nhưng bất chấp các chính sách của họ, giá điện vẫn tăng cao.Nguyên nhân là do giá nhiên liệu hóa thạch tiếp tục tăng ở châu Âu, dẫn đầu là giá khí đốt tự nhiên. Giá khí đốt tự nhiên ở châu Âu từ tháng 5-2020 đến tháng 3-2022 đã tăng 27 lần từ mức giá hàng tháng là 1,58 đô lên 42,39 đô. Giá nhiên liệu hóa thạch có tác động lớn đến giá điện.

     

    Giá điện bị đẩy lên cao do giá nhiên liệu hóa thạch

     

    Dựa trên giá nhiên liệu hóa thạch vào tháng 3 năm nay, chi phí nhiên liệu chênh lệch trong 1kWh tiền điện được ước tính từ 3 US cent (khoảng 4 Yên) đối nhiệt điện khí dùng khí đốt tự nhiên của Mỹ lên đến 26 US cent (khoảng 34 Yên) đối với nhiệt điện khí dùng khí đốt tự nhiên của Châu Âu. Do chi phí chưa bao gồm vận chuyển, bốc dỡ, xử lý, v.v. nên giá thành thực tế khi dùng trong các nhà máy nhiệt điện sẽ cao hơn.

     

    Nhìn vào tỷ lệ sản xuất điện theo nguồn điện ở các nước châu Âu, tỷ lệ sản xuất điện từ khí đốt tự nhiên là khoảng 20% và giá khí đốt tự nhiên tăng cao có tác động lớn đến giá điện. Lượng điện sản xuất từ nhiệt điện than tiếp tục giảm trong những năm 2010 nhưng so với năm 2020 tăng 18%. Điều này cho thấy do giá của nhiệt điện khí tăng cao thì tỷ lệ sử dụng nhiệt điện than với mức giá rẻ hơn cũng tăng lên.

     

    Mặc dù tỷ lệ phát điện bằng khí đốt tự nhiên và nhiệt điện than thấp hơn của Nhật Bản, nhưng do chi phí sản xuất nhiệt điện tăng cao đã làm tăng giá thị trường bán buôn. Giá bán buôn của các nước lớn ở châu Âu, ở mức vài xu euro trên 1kWh trong nửa đầu của năm 2020 khi nhu cầu điện giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch Covid, hiện đã tăng lên khoảng 20 xu euro. Ở Anh, Đức các nhà bán lẻ mua điện từ thị trường bán buôn đã buộc phải rời khỏi thị trường.

     

    Tại Đức, tính đến tháng 1, 3 triệu hộ gia đình đã bị ảnh hưởng từ sự phá sản của các nhà bán lẻ điện. Trong trường các nhà bán lẻ điện cho các hộ gia đình bị phá sản thì nhà bán lẻ lớn hoặc công ty điện lực ở địa phương sẽ tiếp tục cung cấp.

     

    Nhưng tại Düsseldorf là thủ phủ bang Nordrhein-Westfalen, Trung tâm bảo vệ người tiêu dùng đã cảnh báo rằng tiền điện phải trả sau khi các nhà bán lẻ điện bị phá sản là quá cao và giá đã giảm từ 92 xu (126 yên) trên 1kWh xuống còn 54 xu (69 yên).

     

    Khi các nước phương Tây đang hướng tới mục tiêu loại bỏ nhiên liệu hóa thạch của Nga thì kể từ nay giá nhiên liệu hóa thạch sẽ còn tăng cao. Nga là nước xuất khẩu khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới, nước xuất khẩu dầu thô thứ hai thế giới và nước xuất khẩu than lớn thứ ba thế giới. Nguồn cung từ các nước xuất khẩu để thay thế Nga bị hạn chế do đó giá năng lượng sẽ tăng.

     

    Hiện tại, giá than đã bắt đầu tăng khi EU quyết định rời khỏi Nga vào tháng 8 tới.

     

    Giá dầu thô tăng ngay sau khi Ủy ban châu Âu thông báo lệnh cấm vận đối với dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ của Nga vào ngày 4/5.

     

    Các nước châu Âu đang rời xa Nga. Nhật Bản phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu hóa thạch, không giống như các nước châu Âu phụ thuộc tương đối vào năng lượng hạt nhân và năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, Nhật Bản khó có thể tiếp tục phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch của Nga khi các nước lớn đạt được mục tiêu rời Nga.

     

    Trong các cuộc thăm dò dư luận gần đây của Nhật Bản cho thấy nhiều người chấp nhận tăng giá năng lượng để không phụ thuộc vào Nga, nhưng cần khẩn trương thúc đẩy các biện pháp cải thiện tỷ lệ tự cung tự cấp, năng lượng hạt nhân và năng lượng tái tạo để giảm thiểu tác động khi rời bỏ Nga.

     

    International Nuclear Energy Development of Japan (JINED)