Khủng hoảng năng lượng do cuộc chiến Nga-Ukraine

    868

    Cuộc chiến Nga – Ukraine, bắt đầu vào ngày 24 tháng 2, đã thúc đẩy một “cuộc khủng hoảng năng lượng” toàn cầu diễn ra. Từ giữa năm 2020 giá dầu thô tăng liên tục tăng cao do sự phục hồi kinh tế sau đại dịch,sự sụt giảm đầu tư vào lĩnh vực dầu mỏ thượng nguồn (tìm kiếm, thăm dò, khai thác) do xu hướng khử cacbon gia tăng và từ chối tăng sản lượng dầu của các nước sản xuất dầu mỏ.

     

    Cuộc chiến Nga- Ukraine đã làm cho giá dầu tăng vọt. Vào ngày 7 tháng 3 năm 2022, tại thị trường London giá dầu Brent Biển Bắc giao kỳ hạn ngắn tăng lên 139 USD / thùng. Một cuộc khủng hoảng năng lượng bắt đầu xảy ra trên toàn thế giới bởi vì Nga là một trong những nhà xuất khẩu lớn về khí đốt tự nhiên, dầu mỏ và than đá. Đặc biệt là Đức, quốc gia phụ thuộc nhiều vào nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên từ Nga, chịu tác động rất lớn.

     

    Khi cuộc chiến bắt đầu từ ngày 24 tháng 2 thì sản xuất nhiệt điện than đã gia tăng ở châu Âu. Tỷ lệ sản xuất điện từ nhiệt điện than trên sản lượng điện của Liên minh châu Âu (EU) đã tăng từ 10% trước cuộc chiến lên 13% sau khi cuộc chiến nổ ra một tháng.

     

    Trong số đó, Đức đã tăng từ 25% lên 37%. Tỷ lệ nhiệt điện khí chỉ tăng 2%. Giá khí đốt tăng cao và nguồn cung không ổn định sẽ dẫn đến việc quay trở lại nguồn than giá rẻ và tự cung tự cấp.

     

    Nhiệt điện than thải ra lượng carbon dioxide (CO2) gấp đôi so với nhiệt điện khí trong quá trình hoạt động. Các ước tính cho thấy tỷ lệ nhiệt điện than gia tăng sau cuộc chiến sẽ làm tăng 4% lượng khí thải CO2 từ sản xuất điện của EU. EU đưa ra chính sách giảm lượng khí thải vào năm 2030 ít nhất 55% so với năm 1990, điều này khó đạt được trừ khi phải giảm hằng năm.

     

    Chính phủ Nhật Bản đã thông qua Kế hoạch Năng lượng Cơ bản lần thứ 6 của Nội các vào tháng 10 năm ngoái, nhưng triển vọng thành phần nguồn điện trong năm 2030 được đề xuất rất xa so với thực tế. Theo triển vọng cho thành phần nguồn điện vào năm 2030, lượng năng lượng tái tạo là “36-38%”, nhưng do các biện pháp miễn cưỡng trước đây thì NLTT tối đa đạt 30% và 11 năm đã trôi qua kể từ khi xảy ra sự cố Fukushima chỉ có 10 tổ máy điện hạt nhân đang hoạt động, việc đạt mục tiêu “20- 22% điện hạt nhân” là điều vô cùng khó khăn nếu không vận hành 27 lò đang có.

     

    Trong trường hợp đó, tỷ lệ sản xuất nhiệt điện chắc chắn sẽ cao hơn dự báo của Chính phủ và tỷ lệ nhiệt điện LNG, được đặt là “20%” trong dự báo cơ cấu nguồn điện đến năm 2030, sẽ vượt quá 30%. Về sản xuất nhiệt điện than, chiếm “19%” trong cơ cấu nguồn điện dự báo đến năm 2030, dự kiến sẽ có khoảng 20% đốt hỗn hợp amoniac, nhưng do lượng khí thải carbon dioxide vẫn còn lớn, nên tỷ lệ nhiệt điện than vẫn chiếm khoảng 20% trong cơ cấu nguồn điện.

     

    Hiện tại, ở Nhật Bản đang tiến hành thay thế bằng nhiệt điện than siêu tới hạn (USC), có hiệu suất nhiệt cao và phát thải khí cacbonic tương đối thấp đồng thời tập trung phát triển nhà máy nhiệt điện chu trình than khí hỗn hợp (IGCC) dự kiến hiệu suất phát điện từ 48 đến 50%. Trong ngắn hạn và trung hạn, các nhà máy nhiệt điện than hiệu suất cao này sẽ góp phần cung cấp điện ổn định cho Nhật Bản.

     

    Tuy nhiên, ngay cả khi phát điện bằng nhiệt điện than hiệu suất cao, nó vẫn thải ra một lượng khí cacbonic đáng kể. Về lâu dài, bản thân nhiệt điện than phải ngừng hoạt động. Lối thoát lâu dài cho Nhật Bản thoát khỏi nhiệt điện than là chuyển sang nhiệt điện khí amoniac. Tiếp tục sử dụng các thiết bị hiện có của nhà máy nhiệt điện than, amoniac được trộn với than để làm nhiên liệu và tăng dần tỷ lệ đốt hỗn hợp amoniac. Cuối cùng sẽ đốt ammoniac chuyên dụng và giảm lượng khí thải carbon dioxide về 0. Nếu phương pháp này của Nhật Bản được áp dụng, “nhiệt điện không phát thải” sẽ có thể thực hiện được ngay cả ở các quốc gia mới nổi phụ thuộc nhiều vào nhiệt điện than, mở ra con đường trung hòa carbon. Không thể tránh khỏi việc tăng phụ thuộc vào nhiệt điện than trong ngắn hạn và trung hạn, nhưng về lâu dài, cần phải có lộ trình để làm rõ khi nào và bao nhiêu sẽ bắt đầu dùng hỗn hợp ammoniac và cuối cùng chuyển sang ammoniac chuyên dụng.

     

    Trong trường hợp khí tự nhiên thì tình hình phức tạp hơn so với than. Trong trường hợp lệnh trừng phạt kinh tế đối với Nga bị tăng cường hơn nữa và các công ty Nhật Bản buộc phải đình chỉ đầu tư trực tiếp vào các mỏ khí đốt của Nga hoặc ngừng nhập khẩu khí đốt tự nhiên từ Nga, thì phải tìm nguồn mua khí đốt tự nhiên từ những nơi cung cấp khác. Chi phí mua khí tự nhiên lập tức sẽ bị tăng cao. Chúng tôi đã điều tra xem cân bằng cung cầu sẽ bị phá vỡ đến mức nào nếu Nga ngừng cung cấp dầu thô, khí đốt tự nhiên và than đá. Nếu các lệnh trừng phạt của các nước phương Tây vẫn tiếp tục, Nga có thể ngừng xuất khẩu năng lượng sang châu Âu và các nơi khác.

     

    Nhìn vào dữ liệu về xuất khẩu ròng và nhập khẩu năng lượng sơ cấp của IEA (Cơ quan Năng lượng Quốc tế) (2018), Nga là nhà xuất khẩu ròng lớn nhất thế giới. Cũng trong năm đó, 700 triệu tấn dầu quy đổi đã được xuất khẩu, chiếm khoảng 20% lượng xuất khẩu của thế giới. Nói cách khác, nếu Nga bị loại trừ hoàn toàn khỏi các giao dịch thương mại, nó sẽ có tác động làm giảm xuất khẩu năng lượng khoảng 20%.

     

    Ngược lại, Trung Quốc là nước nhập khẩu năng lượng ròng lớn nhất thế giới. Nhật Bản chỉ đứng sau Trung Quốc, Ấn Độ đứng thứ ba và Hàn Quốc đứng thứ tư. Tổng của 4 quốc gia Đức, Pháp, Ý và Anh lớn thứ hai sau Trung Quốc. Mỹ là nước nhập khẩu ròng lớn thứ 12. Nói cách khác, giá năng lượng tăng cao sẽ có tác động lớn hơn đến nền kinh tế ở Tây Âu và Nhật Bản, ngoại trừ Trung Quốc. Mỹ chịu anh hưởng ít.

     

    Nếu Trung Quốc và Ấn Độ tiếp tục mua năng lượng của Nga, đó có thể là kẽ hở trong các biện pháp trừng phạt chống lại Nga. Hơn nữa, tỷ lệ tự cung tự cấp năng lượng của Trung Quốc và Ấn Độ lần lượt là 80% và 62%. Nhật Bản có tỷ lệ tự cung tự cấp là 12%, thấp thứ hai trong số các nước lớn sau Hàn Quốc với 9%. Do không thể tăng nguồn cung cấp năng lượng giá rẻ trong nước nên có thể nói, Nhật Bản có cơ cấu kinh tế dễ bị tổn thương khi chi phí nhập khẩu từ nước ngoài tăng cao. Trong tương lai, do giá năng lượng tăng, dòng tiền từ Nhật Bản đổ nước ngoài sẽ rất lớn. Giá dầu thô (WTI = loại dầu tiêu chuẩn của Hoa Kỳ) trung bình là 66,8 USD / thùng trong 21 năm. Mức trung bình trong tháng 3 năm 2022 là 108,3 USD / thùng, tăng 62,1%.

     

    Theo thống kê thương mại của Bộ Tài chính Nhật Bản, giá trị nhập khẩu nhiên liệu khoáng sản như xăng dầu trong năm 2009 là 16,9 nghìn tỷ yên. Nếu tốc độ tăng 62,1% trong tháng 3 năm 2022 tiếp tục trong năm nay, thì hằng năm sẽ có 10,5 nghìn tỷ yên sẽ chảy ra nước ngoài do sự gia tăng nhập khẩu nhiên liệu khoáng sản. Con số này tương đương 1,9% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) danh nghĩa của Nhật Bản vào năm 2021.

     

    Theo khảo sát dự báo của ESP (tháng 4 năm 2022) của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Nhật Bản, dự báo tốc độ tăng trưởng GDP danh nghĩa cho năm 2022 là 2,28% (GDP thực tế là 2,44%). Khoảng 80% tốc độ tăng trưởng sẽ bị thổi bay do ảnh hưởng của tăng giá nhiên liệu. Một đơn thuốc thực tế để nền kinh tế Nhật Bản thoát khỏi gánh nặng tăng giá năng lượng là khởi động lại các nhà máy điện hạt nhân.Từ đó chi phí sản xuất nhiệt điện có thể giảm đáng kể. Có nhiều vấn đề khác nhau trong việc khởi động lại các nhà máy điện hạt nhân, vì vậy không dễ dàng để đưa ra kết luận, nhưng chính những lúc này chúng ta nên thảo luận về điện hạt nhân.

     

    International Nuclear Energy Development of Japan (JINED)