Khi nhu cầu sử dụng điện tăng lên do sưởi ấm vào mùa đông, các công ty điện lực Nhật Bản đã cảnh báo tình trạng căng thẳng cung cầu. Mùa đông năm ngoái, do lạnh giá và tình trạng thiếu hụt nhiên liệu đã gây ra tình trạng nghiêm trọng trong cung cầu điện, đặc biệt là ở phía Tây Nhật Bản. Thời tiết lạnh khắc nghiệt cũng được dự báo trong mùa đông năm nay và các công ty đang gấp rút chuẩn bị để có nguồn cung ổn định, chẳng hạn như tăng tồn kho khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) và khởi động lại các nhà máy nhiệt điện đã cũ.
Quan ngại
Vào chiều tối ngày 6/12, tỷ lệ sử dụng điện tại khu vực do TEPCO quản lý đã tăng lên 96%, và chỉ số tương quan cung cầu đã báo ở mức độ “nghiêm trọng” cấp 2. Nguyên nhân là do với việc gia tăng sử dụng lò sưởi do thời tiết lạnh đột ngột, tình trạng thiếu hụt sản lượng điện mặt trời do thời tiết xấu và việc các nhà máy nhiệt điện tạm ngừng hoạt động do trục trặc thiết bị.
Theo ước tính của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp, nếu đợt “rét đậm 10 năm một lần” đến vào mùa đông năm nay, thì tháng 2 năm sau khả năng cung ứng (tỷ lệ dự trữ) cho nhu cầu dự kiến đạt 3,1% trong khu vực quản lý của TEPCO. Với mức cao hơn chỉ 3% so với mức đảm bảo cung cấp điện ổn định, nếu có tình huống bất ngờ xảy ra thì có thể dẫn đến mất điện trên diện rộng. Trong khu vực quản lý của 6 Công ty điện lực như Kansai, Chubu và Kyushu v.v.. thì tỷ lệ này là 3,9% và 4%.
Kazuhiro Ikebe (Chủ tịch Công ty Điện Lực Kyushu Electric), Chủ tịch Liên đoàn các công ty điện lực Nhật Bản, là tổ chức kết nối của các Công ty điện lực lớn, cho biết “Mùa đông năm nay cũng có những lo ngại về căng thẳng cung cầu, tiếp tục nỗ lực để cung cấp điện ổn định trong tình trạng khá căng thẳng”.
Nguyên nhân căng thẳng cung cầu?
Một trong những nguyên nhân chính khiến cung cầu điện dự báo căng thẳng trong thời gian tới đây là do khả năng cung cấp của các nhà máy nhiệt điện ngày càng giảm sút.
Một yếu tố chính trong việc này là sự mở rộng của năng lượng tái tạo như điện mặt trời. Cùng với đó, để duy trì cân bằng cung cầu, các công ty điện lực đang mất dần lợi nhuận do tỷ lệ vận hành sản xuất nhiệt điện giảm vào ban ngày khi sản lượng điện từ năng lượng tái tạo tăng lên.
Vì lý do này, đã có phong trào dừng hoạt động của các nhà máy nhiệt điện lâu năm giữa các công ty điện lực.
Tình trạng các Công ty hầu như không đảm bảo khả năng cung cấp điện của mình khi dùng các biện pháp như kéo dài thời gian sửa chữa thiết bị đang tiếp diễn.
Hoãn công tác kiểm tra
Để tránh tình trạng thiếu điện, mỗi công ty điện lực sẽ có những biện pháp xử lý riêng. JERA, một Công ty điện lực do Công ty điện lực Tokyo (TEPCO) và Công ty điện lực Chubu đầu tư,vào tháng giêng năm sau sẽ khởi động lại Tổ máy 5 của Nhà máy Nhiệt điện Anegasaki- nhà máy đã bị dừng vận hành trong một thời gian dài do lão hóa.
Giám đốc nhà máy Hiroshi Kamei nhấn mạnh, “Qua kiểm tra cho thấy có đường ống bị vỡ và rò rỉ hơi nhưng chúng tôi đã sửa lại chắc chắn và không có vấn đề gì khi khởi động lại”.
Công ty Điện lực Kansai đã hoãn việc kiểm tra định kỳ vào mùa đông năm nay của tổ máy số 3 Nhà máy điện hạt nhân Takahama và tổ máy số 3 Nhà máy điện hạt nhân Oi sang mùa xuân năm sau để đảm bảo khả năng cung cấp điện.
Căng thẳng trong cung cầu điện vào tháng 1 năm nay một phần là do thiếu hụt LNG, là nhiên liệu cho sản xuất nhiệt điện. Công ty điện lực Tohoku đã đảm bảo mua LNG rẻ và ổn định bằng cách tăng các hợp đồng ngắn hạn từ 1 đến 3 năm.
Tuy nhiên, thời gian thực hiện mua LNG mất từ 2-3 tháng. Cho dù cần bổ sung ngay LNG thì cũng không mua kịp. Ở Nhật Bản, tình hình hiện nay là đang cố gắng sử dụng vừa lượng LNG đang dự trữ trong nước.
Tiền điện sẽ như thế nào?
Mặt khác, giá điện tăng trong thời gian gần đây do giá nhập khẩu nhiên liệu LNG và Than cho nhà máy Nhiệt điện tăng cao.
Giá điện tháng 11 đồng loạt tăng bởi 10 công ty điện lực lớn. Đây là tháng thứ ba liên tiếp tăng giá của các Công ty này. Giá nhiên liệu tiếp tục tăng và giá điện tháng 12 dự kiến cũng sẽ tăng.
Quản lý rủi ro
Tình trạng thiếu điện trong mùa đông năm ngoái cũng dẫn đến việc quản lý của các Công ty bán lẻ điện (Công ty điện lực mới) mới gia nhập thị trường với việc tự do hóa hoàn toàn thị trường bán lẻ điện vào năm 2016 đã trở nên xấu đi. Điều này là do giá điện trên thị trường bán buôn điện đã tăng vọt và chi phí mua sắm cũng tăng cao. Đã có 6 công ty bị phá sản.
Các công ty điện lực mới đang tăng cường giao dịch trên thị trường với hợp đồng điện tương lai nhằm cố gắng giảm thiểu tác động của giá tăng cao. Vì điện cung cấp trong tương lai được thanh toán tại thời điểm giao dịch, nên ngay cả khi giá tăng sau đó thì vẫn có thể được mua điện với giá hiện tại. Nếu giá giảm thì lỗ nhưng giảm rủi ro rất hiệu quả.
Đầu tư vào sản xuất nhiệt điện bị đình trệ do phong trào khử cacbon và việc tái khởi động lại các nhà máy điện hạt nhân cũng bị chậm trễ. Ngay cả khi đầu tư vào các máy nhiệt điện mà đến năm 2050 phải dừng thì cũng chỉ vận hành được hơn 20 năm.
Nhiều khả năng tình trạng rủi ro cung cầu điện vẫn sẽ tiếp tục diễn ra trong thời gian tới.
International Nuclear Energy Development of Japan (JINED)