Chính phủ Nhật Bản lên mục tiêu tái khởi động mới 7 tổ máy điện hạt nhân

61

Để đối phó với tình hình cung cầu điện ngày càng căng thẳng và đảm bảo an ninh năng lượng, vào ngày 24 vừa qua tại Hội nghị thực hiện chuyển đổi xanh nhằm hướng đến xã hội khử Carbon được tổ chức tại Phủ Thủ Tướng, Chính phủ đã xác nhận mục tiêu tái khởi động thêm 7 tổ máy điện hạt nhân từ mùa hè năm sau, bên cạnh 10 tổ máy đang được vận hành.

 

Ngoài ra, về kế hoạch xây dựng các nhà máy điện hạt nhân mới thì 「Vẫn chưa có kế hoạch」nhưng xem xét việc phát triển và xây dựng các lò phản ứng hạt nhân thế hệ tiếp theo đã trở nên rõ ràng.

 

Cụ thể:

▽ Tổ máy số 1 và 2 của Nhà máy điện hạt nhân Takahama của Công ty Điện lực Kansai ở tỉnh Fukui

▽ Tổ máy số 2 Nhà máy điện hạt nhân Onagawa của Công ty điện lực Tohoku ở tỉnh Miyagi

▽ Tổ máy số 2 Nhà máy điện hạt nhân Shimane của Công ty điện lực Chugoku ở tỉnh Shimane

▽ Tổ máy số 6 và 7 Nhà máy điện hạt nhân Kashiwazaki-Kariwa của Công ty Điện lực Tokyo ở tỉnh Niigata

▽ Còn về Nhà máy điện hạt nhân Tokai số 2 của Công ty Năng lượng nguyên tử Nhật Bản ở tỉnh Ibaraki, để có được sự đồng thuận của người dân địa phương về việc tái khởi động thì chính phủ sẽ đứng ra giải quyết.

 

Tất cả 7 tổ máy này đã vượt qua sự kiểm tra của Ủy ban Pháp Quy.

 

Trong số này, Điện lực Kansai có kế hoạch khởi động lại 2 tổ máy của nhà máy điện hạt nhân Takahama sau khi hoàn thành lắp đặt các thiết bị cần thiết cho hệ thống chống khủng bố, tổ máy số 1 dự kiến vào tháng 6 năm sau và tổ máy 2 vào tháng 7 năm sau.

 

Ngoài ra, các nhà máy điện hạt nhân Shimane và Onagawa cần hoàn thành việc xây dựng các biện pháp an toàn, và việc khởi động lại tổ máy số 2 nhà máy điện hạt nhân Shimane sẽ được thực hiện khi việc xây dựng hoàn thành trong năm tài chính này, và việc khởi động lại tổ máy số 2 nhà máy điện hạt nhân Onagawa sẽ vào tháng 2 năm sau.

 

Mặt khác, Nhà máy điện hạt nhân Kashiwazaki-Kariwa và Nhà máy điện hạt nhân Tokai số 2 vẫn chưa được địa phương chấp thuận.

 

Thêm vào đó, Nhà máy điện hạt nhân Kashiwazaki-Kariwa liên tiếp bị phát hiện có những thiếu sót nghiêm trọng trong các biện pháp chống khủng bố vào năm ngoái và các cuộc thanh tra của Cơ quan pháp quy hạt nhân vẫn đang được tiến hành.

 

Nhà máy điện hạt nhân Tokai số 2 dự kiến hoàn thành các công việc đảm bảo an toàn vào tháng 9 sang năm, tuy nhiên kế hoạch sơ tán của các khu vực xung quanh vẫn chưa xong nên không thể dự đoán khi nào nhà máy sẽ được khởi động lại.

 

Tất cả 10 lò phản ứng đã khởi động lại đều là PWR và nằm ở phía tây Nhật Bản, nhưng trong số 7 tổ máy mà chính phủ đặt mục tiêu khởi động lại lần này thì có 4 tổ máy nằm ở phía đông Nhật Bản và có 5 tổ máy là BWR.

 

Ngoài ra, nếu kế hoạch của các công ty điện lực diễn ra đúng lịch thì trong năm sau sẽ có 3 tổ máy được khởi động lại, 2 tổ máy nhà máy điện hạt nhân Takahama và 1 tổ máy nhà máy điện hạt nhân Shimane.

 

Một cuộc thăm dò dư luận với 3.000 cử tri trên khắp Nhật Bản cũng cho thấy 58% người được hỏi ủng hộ việc tiếp tục vận hành các nhà máy điện hạt nhân đáp ứng các tiêu chuẩn quy định, trong khi 39% phản đối. Cuộc thăm dò bắt đầu từ năm 2017 và cùng 1 câu hỏi đến nay đã có 5 lần khảo sát và đây là lần đầu tiên “ tán thành-phản đối” có kết quả đảo ngược.

 

Trong trung và dài hạn, chính phủ có kế hoạch tối đa hóa việc sử dụng các nhà máy điện hạt nhân hiện có cũng như kéo dài thời gian vận hành của các nhà máy điện hạt nhân đáp ứng tiêu chuẩn lên 60 năm để đạt được trung hòa carbon vào năm 2050, đồng thời kế hoạch xem xét việc phát triển và xây dựng các lò phản ứng hạt nhân thế hệ tiếp theo an toàn hơn và tiết kiệm hơn cũng rõ ràng.

 

Cho đến nay, chính phủ cho biết họ không có kế hoạch xây dựng các nhà máy điện hạt nhân mới, nhưng phương hướng cụ thể sẽ được làm rõ trong năm nay.

 

Tại cuộc họp, Thủ tướng Kishida nói: “Với cuộc xung đột Nga-Ukraine gây ra sự thay đổi lớn trong cơ cấu cung cầu năng lượng, trong vài năm tới chúng tôi sẽ huy động tất cả các chính sách có thể để vượt qua cuộc khủng hoảng cung cầu điện và cũng sẽ chuẩn bị cho những trường hợp không lường trước”.

 

Ngoài ra, liên quan đến nhà máy điện hạt nhân, ông nói, “Tại cuộc họp hôm nay, chúng ta đã nêu rõ các nội dung cần có quyết định mang tính chính trị như tập trung vào tối đa hóa việc sử dụng các nhà máy điện hạt nhân thông qua việc huy động nỗ lực tập thể của tất cả các bên liên quan để khởi động lại, phát triển và xây dựng các lò mới thế hệ tiếp theo.

 

Chính sách tổng thể sẽ xem xét bổ sung để đưa ra kết luận cụ thể vào cuối năm nay.”

 

Tiền đề cho việc khởi động lại nhà máy điện hạt nhân là phải vượt qua cuộc đánh giá do Cơ quan pháp quy hạt nhân tiến hành dựa trên các tiêu chuẩn quy định mới được xây dựng trên các bài học, kinh nghiệm từ sự cố tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi của Công ty Điện lực Tokyo. Cho đến nay 11 năm sau sự cố mới có 10 tổ máy của 6 nhà máy Điện hạt nhân của các công ty Điện lực Kyushu, Điện lực Kansai và Điện lực Shikoku đã khởi động lại.

 

Sau vụ sự cố tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi, chính phủ đã nói sẽ “giảm sự phụ thuộc vào điện hạt nhân càng nhiều càng tốt” nhưng lại đang xem điện hạt nhân là “nguồn phụ tải quan trọng”.

 

Kế hoạch Năng lượng Cơ bản, được Nội các thông qua vào tháng 10 năm ngoái, cũng đã ghi rõ “Với các nhà máy điện hạt, an toàn sẽ được ưu tiên hàng đầu, sẽ mở rộng NLTT và giảm sự phụ thuộc vào năng lượng hạt nhân càng nhiều càng tốt.”

 

Trên hết, trong cơ cấu nguồn điện cho năm 2030, điện hạt nhân sẽ ở mức “20% đến 22%” nhưng cho đến nay thì kế hoạch này đang bị hoãn lại.

 

Theo Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản, trong số 36 tổ máy điện hạt nhân ở Nhật Bản, có 10 tổ máy đã khởi động lại sau sự cố tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi. Nếu thực hiện tỷ lệ “ 20% đến 22%” điện hạt nhân trong cơ cấu nguồn điện thì cần có trên 20 tổ máy vận hành.

 

Ngoài ra, tại cuộc họp ngày 24, chính phủ cho biết họ sẽ xem xét việc phát triển và xây dựng các lò phản ứng hạt nhân thế hệ tiếp theo dù trước đó đã thông báo là “không có kế hoạch” về xây mới nhà máy điện hạt nhân.

 

Về các lò phản ứng hạt nhân thế hệ tiếp theo, có SMR là lò quy mô nhỏ hơn so với các nhà máy hiện có và là “lò phản ứng nước nhẹ cải tiến” đã nâng cao tính an toàn, dễ bảo dưỡng, chi phí xây dựng thấp, đang được kỳ vọng sớm đưa vào thực tế.

 

Dựa trên nhiều ý kiến khác nhau về phát triển điện hạt nhân, chính phủ có kế hoạch sẽ đưa ra phương hướng cụ thể vào cuối năm nay.

 

International Nuclear Energy Development of Japan (JINED)